Bệnh vàng lụi hay vàng lá mít là gì? Cách xử lý bệnh vàng lụi như thế nào?
Bệnh vàng lụi (còn gọi là bệnh vàng tạm thời hoặc bệnh vàng lá di động, vàng lá mít, vàng cam chết cây) là một trong những bệnh phổ biến và nghiêm trọng trên cây lúa, đặc biệt tại các khu vực trồng lúa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa, gây tổn thất lớn về kinh tế cho người nông dân. Mời Bà Con cùng IFARM tìm hiểu về bệnh hại này nhé!
Bệnh vàng lụi là gì? Nguyên nhân là do đâu?
Bệnh vàng lụi do virus lúa vàng lụi (Rice Grassy Stunt Virus (RGSV), hay Rice transitory yellowing virus (RTYV)) gây ra. Virus này được lan truyền chủ yếu qua môi giới là rầy xanh đuôi đen (Nephotettix cincticeps, N. Nigropictus và Virescent). Khi rầy xanh đuôi đen hút nhựa cây lúa bị nhiễm bệnh, virus từ rầy xanh sẽ được truyền sang các cây khỏe mạnh khác.
Hình 1. Rầy xanh đuôi đen.
1. Triệu chứng, biểu hiện của bệnh
Cây bị bệnh vàng lụi, lá bị vàng bắt đầu từ những lá phía dưới. Lá biến thành màu vàng da cam từ mép lá và chóp lá trở vào. Lá lúa co ngắn lại và xoè ngang ra giống như lá cây gừng, Lá non thường có màu xanh nhạt lốm đốm hoặc thành sọc dài ngắn khác nhau chạy song song với gân lá. Cây lúa lùn hẳn xuống, bộ rễ kém phát triển có màu đen và tanh.
Nếu không chữa trị thì cây lúa có thể sống đến khi trổ bông nhưng trổ muộn, bông lúa nhỏ, nhiều hạt lép và thường trổ không thoát. Hạt lúa bị lửng và nhẹ, vỏ trấu có vệt nâu đậm hoặc biến màu.
Trên ruộng lúa lúc đầu có một số dảnh lúa bị bệnh, sau đó từ những dảnh này lan ra thành từng chòm và toàn ruộng. Sự phát triển và tác hại của bệnh có liên quan chặt chẽ với giống lúa, số lượng rầy và đặc điểm ruộng. Mức độ nhiễm bệnh lúa vàng lụi của các giống lúa rất khác nhau.
Hình 2. Bệnh vàng lui trên lúa.
2. Điều kiện phát sinh bệnh
Thời tiết: Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho rầy xanh đuôi đen phát triển.
Canh tác: Mật độ gieo sạ dày, bón phân đạm quá mức hoặc trồng các giống lúa mẫn cảm với bệnh.
Di chuyển của rầy xanh: Rầy xanh có khả năng di cư theo gió, lan rộng bệnh trên diện tích lớn.
3. Biện pháp phòng ngừa
Vệ sinh đồng ruộng: Tiêu huỷ nguồn bệnh bằng cách xử lý tàn dư sau thu hoạch (phơi khô cắt sát gốc rạ hoặc sử dụng ủ thành phân hữu cơ) hoặc cày vùi gốc rạ nhưng cần phun chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh nghẹt rễ sinh lý.
Biện pháp canh tác: Bố trí thời vụ hợp lý, gieo cấy tập trung, đồng loạt, không bón quá thừa phân đạm,…
Thăm đồng thường xuyên: để ghi nhận mật độ của rầy để có các biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý và hiệu quả.
4. Biện pháp của IFARM khi lúa bị bệnh
Khi ruộng của Bà Con có dấu hiệu bệnh bởi sự có mặt của rầy xanh đuôi đen. Bà Con cần khống chế ngay mật độ của chúng. Ngay lập tức bổ sung dinh dưỡng để lúa đủ lực phát triển.
Cụ thể là:
- Thay nước ruộng ngay, phun thuốc RONADO 500EC (Dơi Vàng) trừ rầy xanh đuôi đen lây lan dịch bệnh.
- Kết Hợp với Mập Thân Mập Chồi để lúa phục hồi tốt hơn.
- Vẫn bón phân bình thường cho lúa.
Sau khoảng 7-10 ngày bộ rễ lúa phát triển và ăn phân sẽ làm cho cây lúa hồi phục và cho năng suất bình thường.
KS. Nguyễn Thị Yến Nhi
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Trương Giang. 2025. Nhận biết bệnh Vàng lụi hại lúa và chủ động phòng trừ. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ.
Bệnh vàng lụi. Ngân hàng kiến thức chồng lúa – Vietnamese rice knowledge bank. Truy cập từ: https://vaas.vn/kienthuc/Caylua/10/072_vanglui.htm#:~