Lúa bị vàng lá do thời tiết (stress do thời tiết)? Nguyên nhân, biểu hiện và xử lý tình trang trạng vàng lá lúa do thời tiết?

Vàng lá lúa sinh lý do thời tiết hay vàng lá do stress thời tiết, đây là một bệnh khá phổ biến mà Nhà Nông chắc thường gặp. Đặc biệt là nhiệt độ thời tiết, nắng mưa thay đổi đột ngột như hiện nay. Vàng lá do thời tiết, với biểu hiện vàng một cách nhanh chống trên một cánh đồng. Từ một chà lúa xanh tươi chuyển sang màu vàng trong 2 – 3 ngày. Nhiều Bà con thường hiểu nhầm là do các nguyên nhân khác như: khuẩn, ngộ độc thuốc, ngộ độc nước,… . Vậy triệu chứng này là như thế nào, cách nhận biết và cách xử lý ra sao. Hãy cùng IFARM tìm hiểu qua bài viết sau.

Vàng lá sinh lý do thời tiết hay vàng lá do stress thời tiết trên lúa là gì? Nguyên nhân chính như thế nào?

1. Vàng lá sinh lý do thời tiết hay vàng lá do stress thời tiết trên lúa là gì?

Vàng lá sinh lý do thời tiết hay vàng lá do stress thời tiết trên lúa, là hiện tượng lúa vàng đột ngột, và biểu hiện trên diện rộng. Do ảnh hưởng ngoại cảnh hay nói rõ hơn là do sự thay đổi của nhiệt độ thời tiết, làm cho lúa bị stress.

2. Nguyên nhân chính như thế nào?

Tiến sĩ khoa học sinh học Vijayalaxmi Kinhal (2023) cũng đã đề cập đến vấn đề thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng, thông qua nhiệt độ làm cho cây trồng bị căng thẳng hay stress. Theo Vijayalaxmi Kinhal căng thẳng nhiệt độ là dạng căng thẳng phổ biến nhất của thực vật. Nhiệt độ cao, thấp có thể là tác nhân gây stress, vì sự phát triển của thực vật chỉ đạt mức tối ưu trong một phạm vi cụ thể. Mỗi loại cây trồng có nhiệt độ tối thiểu và tối đa mà nó có thể chịu được.

Ở cây lúa nước, nhiệt độ để phát triển tốt là 20 – 32 oC. Khi nhiệt độ dưới 16oC và trên 38oC thì cây lúa bắt đầu có biểu hiện phát triển kém.

Từ đây ta có thể thấy khi sự sai lệch nhiệt độ cũng ảnh hướng đến sự phát triển của cây lúa. Đặc biệt là sự biến đổi nhiệt – độ, nắng – mưa một cách thất thường của diễn biến thay đổi khí hậu của hiện nay.

GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ cũng đã nhắc đến vấn đề stress do thời tiết một cách chuyên sâu hơn. Khi thời tiết thay đổi một cách đột ngột, làm cho cây lúa trên đồng ruộng bị căng thẳng. Lập tức cây lúa sinh ra các hoạt chất ức chế trong cây ngăn cản khả năng sinh trưởng của lúa. Ví dụ như một cơ chế điển hình, khi cây lúa gặp điều kiện stress, bên trong sinh ra H2O2 (oxi già) làm cho lúa bị cháy chóp lá.

Bà con có thể hiểu nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do sự thay đổi của thời tiết, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Ví dụ như: nắng với nhiệt độ cao rồi mưa ngay hay lạnh nhanh chóng do mưa thường xuất hiện ở vụ Hè Thu và cũng có thể đang lạnh rồi có mưa đột ngột như vụ Đông Xuân vừa qua,… .

Biểu hiện, tác hại của vàng lá lúa do thời tiết hay stress thời tiết trên lúa? Cách xử lí?

1. Biểu hiện.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (2024) đề cập, Bà con nông dân cần chú ý hai đặc điểm để nhận biết đúng bệnh vàng lá sinh lý trên cây lúa:

Thứ nhất, vàng lá sinh lý thường xuất hiện đồng đều cả ruộng hay nhiều ruộng, thậm chí cả cánh đồng, khác hẳn vàng lá do nấm bệnh hay vi khuẩn gây ra thường xuất hiện theo từng ổ, từng vệt trước khi lan ra cả ruộng.

Thứ hai, lá bánh tẻ (lá non) thường bị vàng trước, vết vàng thường xuất hiện ở đầu lá rồi lan dần xuống dưới theo hai bên mép lá lúa và thành các đường sọc vàng dọc theo gân lá, đầu lá khô quắt lại rồi lan rộng dần, cuối cùng ngã vàng toàn lá và tàn lụi sớm.

Hình ảnh: Biểu hiện vàng lá sinh lí

2. Tác hại, ảnh hướng đến cây lúa nước.

Ngoài sự ức chế bên trong mà GS. TS Nguyễn Bảo Vệ đã đề cập trên, thì stress thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng lấy dinh dưỡng của lúa.

Chi cục Bảo vệ thực vật cũng đã nói đến nguyên nhân gây ra vàng sinh lý là do một phần cây lúa thiếu dinh dưỡng đa – trung, đặc biệt là thiếu các loại nguyên tố vi lượng. Lúa không thể lấy dinh dưỡng từ trong đất do các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết.

Đây cũng là nguyên nhân chính về sự vàng lá lúa mặc dù Bà con đã rải đủ phân cho chà lúa của mình. Bà con có thể hiểu đơn giản khi cây lúa bị stress thời tiết thì khả năng lấy dinh dưỡng của chúng bị hạn chế.

Từ khả năng lấy dinh dưỡng của cây lúa có vấn đề, đều này đã ảnh hưởng năng suất lúa về sau. Ví dụ như lúa bị stress nhiệt ở giai đoạn đẻ nhánh, biểu hiện cho thấy các triệu chứng hình thái khác nhau, chẳng hạn như héo lá, quăn và vàng lá, đồng thời giảm số nhánh và sinh khối. Lúa có số bông thấp hơn khoảng 35% và tổng năng suất trên mỗi cây thấp hơn 86% (ngày 400C/đêm 350C) trong15 ngày so với ở nhiệt độ bình thường 280C (Neelam Soda và cs. 2018).

Qua những vấn đề được đề cập trên, khi chà lúa của Bà con bị ảnh hưởng của triệu chứng vàng lá sinh lý bởi thời tiết. Ruộng lúa của Bà con sẽ bị giảm năng suất khá nghiêm trọng nếu không có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Cách xử lí.

Nếu Bà con kịp thời bổ sung dinh dưỡng đa – trung – vi lượng và kết hợp một số hoạt chất đều hòa sinh trưởng thì có thể cải thiện được tình trạng này. Các lá ra sau sẽ không bị vàng và ruộng lúa sẽ xanh trở lại, năng suất cuối vụ cũng được đảm bảo.

Lê Văn Dũng thuộc Trung Tâm Khuyến Nông Kiên Giang cũng đã đề cập đến vấn đề này. Theo ông, Bà con nên bổ sung thêm các chất điều  hòa sinh trưởng để hỗ trợ cho lúa gặp tình trạng stress nhiệt độ do thời tiết gây ra. Việc áp dụng đúng cách các chất điều hòa sinh trưởng như cytokinin, axit salicylic,đặt biệt làbrassinosteroids… có thể làm giảm thiệt hại do stress nhiệt độ cao gây ra cho cây lúa như rụng phấn hoa, giảm trọng lượng hạt trên bông và tỷ lệ đậu hạt kém, tăng khả năng phục hồi.

Ngoài ra, Bà con có thể sử dụng bộ giải Pháp Mập Thân Mập Chồi đến từ IFARM để xử lí vấn đề này. Với 2 sản phẩm Braplus (Thần Dược) và LK – Gabacyto, cung cấp kịp thời các đa – trung – vi lương mà cây đang thiếu và các chất đều hoà sinh trưởng nội sinh mà cây cần.

Khi ruộng lúa của Bà con đang có hiện tượng bị vàng lá lúa do thời tiết, thì hãy phun giải pháp Mập Thân Mập Chồi của IFARM 1 cặp phun cho 10.000m2   

KS. Lê Cà Ly Anh

Tài liệu tham khảo

Thu Trang. 2024. Nhận biết đúng và xử lý kịp thời hiện tượng vàng lá sinh lý trên cây lúa. Truy cập từ: https://www.baohoabinh.com.vn/28/91173/Nhan-biet-dung-va-xu-ly-kip-thoi-hien-tuong-vang-la-sinh-lytren-cay-lua.htm

Trương Văn Cao. 2012. Phòng chống bệnh vàng lá sinh lý trên lúa nước. Truy cập từ: https://www.baodaklak.vn/channel/3681/201212/phong-chong-benh-vang-la-sinh-ly-tren-lua-nuoc-2204133/

Nguyễn Bảo Vệ. 2023. Nguyên nhân lúa vàng cam chết cây. Truy cập từ: https://www.youtube.com/watch?v=9ciln9fWDIQ

Lê Văn Dũng. 2024. Căng thẳng nhiệt độ cao trên cây lúa và một số biện pháp quản lý. Truy cập từ: https://khuyennongkiengiang.com.vn/cang-thang-nhiet-do-cao-tren-cay-lua-va-mot-so-bien-phap-quan-ly/

Neelam Soda, Brijesh K. Gupta, Khalid Anwar, Ashutosh Sharan, Govindje, Sneh L. Singla-Pareek &Ashwani Pareek., (2018), Rice intermediate filament, OsIF, stabilizes photosynthetic machinery and yield under salinity and heat stress. Scientific Reports volume 8, Article number: 4072 (2018). DOI: 10.1038/s41598-018-22131-0.

Vijayalaxmi Kinhal. 2023. Guide to Plant and Crop Stress. Truy cập từ: https://cid-inc.com/blog/2023-guide-to-plant-and-crop-stress/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *